t mưa bão nên cây cối phát triển rất nhanh, xanh tốt. Có suối Ea Tam len lỏi chảy trong lòng thành phố, bắt nguồn từ buôn Kotam (xã Ea Tu) qua cầu Ea Tam rồi chảy ra sông Sêrêpốk không chỉ cung cấp và tiêu thoát nước mà còn giúp đa dạng hệ sinh thái, nhất là cây cối vùng ven suối tạo thành một vệt xanh đặc biệt, giúp tăng cảnh quan đô thị.
Đến cuối năm 2019, tỷ lệ đất xanh đô thị tại TP. Buôn Ma Thuột đạt 19,02m2 / người, giữ vững vị trí top 10 thành phố xanh – sạch – đẹp nhất cả nước. TP. Buôn Ma Thuột đang quản lý, chăm sóc gần 20.500 cây xanh trên 219 tuyến đường của TP. Buôn Ma Thuột, trong đó có 1.178 cây loại III. Đặc biệt, ở những tuyến đường mới thi công, chỉ cần hoàn thành xong thì ngay lập tức được phủ cây xanh. Rất nhiều tuyến phố ở Buôn Ma Thuột cây xanh phủ kín hai bên đường như một con ngõ sâu hun hút, làm cho người đi qua bớt đi sự vội vã, và là điểm dừng chân, đi dạo bộ tận hưởng không khí trong lành cho người dân. Những năm gần đây, người dân luôn ý thức chăm sóc bảo vệ vành đai xanh nên thành phố ngày càng xanh sạch đẹp.
Ngoài trồng cây theo quy hoạch của thành phố, những năm qua người dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột còn tự trông hơn 3.000 cây xanh tại một số tuyến đường, 6.000 cây tại các khu vực công cộng. Đặc biệt, trong đó có “bóng cây Kơ nia” loài cây bản địa thường được nhắc đến trong sách, báo, tài liệu, bài hát về Tây Nguyên đã có mặt trong thành phố Buôn Ma Thuột, góp phần lưu giữ một loài cây quý, giúp cho mọi người thỏa chí tò mò về loài cây đặc trưng Tây Nguyên.
Buôn Ma Thuột, mùa nào cũng đẹp. Mùa khô có màu tím của hoa bằng lăng, đỏ quạch của lộc vừng, viết, bàng, phượng nở dọc các tuyến đường Phan Bội Châu, Lê Thánh Tông, Nguyễn Lương Bằng, Trần Quang Khải … Mùa mưa có màu vàng rực hoa hoàng yến, chò nâu bung xòe trên các tuyến đường Lê Duẩn , Nguyễn Tất Thành, Mai Hắc Đế…
Buôn Ma Thuột là thành phố cao nguyên xanh đẹp và ngày càng hiện đại, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm cho khách phương xa, đó cũng là niềm tự hào của người dân ở đây. Thực hiện Kết luận 60 – KL / TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột thành đô thị Trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2020, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. “Mục tiêu đến năm 2030, Buôn Ma Thuột trở thành đô thị xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc, là đô thị Trung tâm vùng Tây Nguyên; là đô thị hạt nhân của chuỗi đô thị, cực tăng trưởng của vùng Tây Nguyên và tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia”.
Có thể thấy, với sự nỗ lực của thành phố, kinh tế đã từng bước phát triển theo chiều sâu, nâng cao dần chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là vùng ngoại thành, vùng đồng bào dân tộc thiểu số … đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Thực hiện các mục tiêu, Buôn Ma Thuột đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng khung theo quy hoạch được duyệt, từng bước phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hoàn thiện và đưa vào khai thác tuyến đường vành đai phía Tây thành phố, triển khai dự án đường Đông – Tây thành phố, hoàn thiện dự án bệnh viện cấp vùng, các trung tâm thương mại và siêu thị … Song song với việc kêu gọi các dự án đầu tư khu đô thị mới quanh thành phố Buôn Ma Thuột, phát huy nội lực huy động nguồn lực từ nhân dân và kêu gọi các nguồn tài chính của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để tập trung chỉnh trang đô thị, cải tạo các khu đô thị cũ. Việc phát triển đô thị Buôn Ma Thuột gắn liền với định hướng hiện đại, thân thiện, tuy nhiên không thể tách rời những bản sắc văn hóa địa phương.
Quy hoạch và chỉnh trang thành phố tạo một không gian đô thị mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Tây Nguyên là một trong những mục tiêu trọng tâm được thành phố xác định để tạo nét đặc trưng riêng biệt cho Buôn Ma Thuột. Để thực hiện được mục tiêu này phải dựa vào hai nền tảng chính là bản sắc văn hóa về công trình kiến trúc và bản sắc về văn hóa phi vật thể. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác quy hoạch tại Buôn Ma Thuột đang có những chuyển biến sâu sắc và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các dự án khu dân cư phát triển ngày càng có trật tự và bản sắc. Góp phần hình thành nên những cộng đồng đô thị sống xanh, hiện đại và bền vững, tô điểm cho vóc dáng đô thị đang ngày càng phát triển rõ nét trên vùng đất Tây Nguyên.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn